Cải cách hệ thống quản lý nhà đất của Việt Nam

Cải cách hệ thống quản lý nhà đất của Việt Nam

Cải cách hệ thống quản lý nhà đất của Việt Nam hiện nay được thực hiện với phương châm “Càng sớm càng tốt”.

Mục tiêu chính của cải cách là:

  • Tạo ra những bước đột phá trong nguồn cung và đảm bảo sử dụng tối đa đất đô thị
  • Tìm ra những biện pháp quản lý thích hợp đối với các hoạt động liên quan đến thị trường đất và đảm bảo tạo nên môi trường chính sách thích hợp để những biện pháp này được áp dụng hiệu quả.

 

Để đạt được những mục tiêu này rõ ràng các chức năng quản lý đất đai cần được cải cách. Những lĩnh vực cần chú ý được ưu tiên cải cách là:

  • Thiết lập một hệ thống thông tin đất đai BĐS hữu hiệu cho phép mọi người được tiếp cận tự do và công khai
  • Công bố các quy họach và các quy định sử dụng đất công khai trên các báo chí truyền thông nhằm làm cho mọi nhân viên của các cơ quan đến đất đai và người dân đều biết và tham gia góp ý và thông suốt.
  • Xây dựng các chính sách khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung ứng nhà ở cho ngững người có thu nhập thấp và đầu tư cơ sở hạ tầng cho xã hội và các khu vực dân cư đô thị.
  • Thực hiện phân cấp hữu hiệu cho các bên khác nhau tham gia vào quản lý đất đai.
  • Có các chính sách tài chính thích hợp đặc biệt là các chính sách về giá để bình ổn và quản lý thị trường.
  • Sử dụng công nghệ thông tin để quản lý thị trường nhằm giảm bớt sự cồng kềnh và chồng chéo của bộ máy quản lý nhà nước.

Nâng cao hiệu quả sự can thiệp của các cơ quan Nhà nước đối với thị trường đất đai ở đô thị.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của ba quốc gia ở trên cho thấy chính quyền, đặc biệt là cơ quan trung ương giữ vai trò chủ đạo trong quá trình gỉai quyết đất đai. Nhưng trên thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau như: có quá nhiều các quy định chồng chéo nhau, hệ thống thông tin thường thiếu và không đầy đủ, thủ tục hành chính rườm rà v.v…đã làm sự can thiệp của Nhà nước thường bất cập và kém hiệu quả. Theo kinh nghiệm của một số nứơc, Nhà nước có thể can thiệp vào thị trường đất đô thị dưới các hình thức sau đây:

  • Can thiệp về chính sách
  • Can thiệp thông qua định hướng quy hoạch
  • Can thiệp các vấn đề liên quan đến phát triển đất đai
  • Can thiệp qua pháp luật
  • Can thiệp theo hướng ngăn chặn và hạn chế những hoạt động tiêu cực trên thị trường nhà đất như: đầu cơ, sốt nhà đất giả tạo…

 

Ngoài ra Nhà nước cần có những biện pháp thúc đẩy phát triển hiệu quả các vấn đề sau đây:

  • Mở rộng quan hệ hợp tác hiệu quả giữa Nhà nước và các thành phần tư nhân
  • Thúc đẩy tính tự lực của cộng đồng và đẩy mạnh tính xã hội hoá trong việc giải quyết đất đai và nhà ở tại các thành phố lớn.
  • Tăng cường vai trò và năng lực của các chính quyền địa phương trên cơ sở phân công, phân cấp hợp lý về các chức năng và quyền hạn.

 

  • Đẩy mạnh vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong việc làm cầu nối những mối quan tâm cộng đồng, Chính phủ và lĩnh vực tư nhân.